Chat hỗ trợ
Chat ngay

Doanh nghiệp đề nghị giảm lãi suất, ngân hàng nói gì?

Doanh nghiệp đề nghị giảm lãi suất, ngân hàng nói gì?

Trước sự phục dậy của nền kinh tế, doanh nghiệp BĐS cũng bắt đầu rục rịch trở lại thị trường nhưng vẫn đề xuất giảm lãi suất để dễ dàng tiếp cận nguồn vốn.

Tín dụng BĐS tăng trưởng cao

Tính đến ngày 30/9/2023, tổng dự nợ tín dụng BĐS đạt 2,74 triệu đồng, tăng 6,04% so với tháng 12/2022, chiếm tỷ trọng 21,46% tổng dư nợ đối với nền kinh tế.

Trong 9 thang đầu năm, tín dụng kinh doanh BĐS có sự tăng trưởng cao hơn tỷ lệ tăng trưởng tín dụng chung và cùng kỳ năm trước.

Trước đó, những nỗ lực và giải pháp của chính phủ trong việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS đang dần phát huy hiệu quả.

Về phía Ngân hàng cũng có những động thái hỗ trợ cho thị trường BĐS vượt qua khó khăn như giảm lãi suất vay nhiều lần, thậm chí xuống mức lãi suất thấp nhất từ trước đến nay và các ưu đãi khác cho doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp BĐS.

Doanh nghiệp BĐS đề nghị giảm lãi suất

Tổng giám đốc Tập đoàn Novaland cho rằng, thị trường BĐS dù đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất nhưng nhưng vẫn cần sự tiếp sức đồng hành của các cơ quan chức năng, qua đó, doanh nghiệp mong muốn được tiếp cận với nguồn vốn rẻ hơnm, thủ tục thông thoáng hơn và tài sản bảo đảm được định giá tốt hơn.

Tương tự, Chủ tịch của Vinhomes, ông Phạm Thiếu Hoa cho rằng, các doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa tiếp cận được lãi suất thấp, nhất là với các khoản vay cũ. Tài sản đảm bảo của doanh nghiệp cũng đang thấp hơn giá trị thị trường.

Phó chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh, ông Nguyễn Văn Cường đề xuất, NHNH có chính sách nới room tín dụng cho những ngân hàng tham gia tái cơ cấu thị trường BĐS, thực hiện tốt chủ trương chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, cũng đề nghị ngân hàng ối giản hóa các điều kiện cho vay các dự án BĐS, đồng thời kéo dài thời gian cho vay với DN lĩnh vực cung cấp vật liệu xây dựng, DN thi công để các DN này giảm áp lực.

Còn chủ tịch Công ty BĐS Toàn cầu, ông Nguyễn Quốc Hiệp đề nghị, các ngân hàng thương mại phải rút gọn quy trình thẩm định, giải ngân xuống trong vòng 1 tháng thay vì 2-3 tháng như hiện nay. Đồng thời, đơn giản hồ sơ vay vốn. Và đề nghị ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất.

Ý kiến của ngân hàng

Ghi nhận ý kiến của các doanh nghiệp, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú chỉ đạo, với các điều kiện đã được quy định trong luật, ngân hàng không thể nới.

Tuy nhiên các điều kiện thuộc thâm quyền của ngân hàng thương mại thì có thể cân nhắc điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện phát triển của nền kinh tế trong thời điểm hiện tại.

Phó Thống đốc cũng nhấn mạnh rằng, để thị trường BĐS quay trở lại hoạt động một các thuận lợi thì thị trường BĐS cần có sự thống nhất về giá và đưa về mức giá rẻ hơn, phù hợp với nhu cầu của người mua. Hiện nay, giá nhà vẫn đang ở mức khá cao trong khi nền kinh tế suy thoái dẫn đến người mua ngại xuống tiền.

Ngân hàng Vietcombank

Tổng giám đốc Vietcombank, Nguyễn Thanh Tùng cho hay, lãi suất vay phụ thuộc vào năng lực tài chính của mỗi ngân hàng. Tinh thần chung các ngân hàng đều giảm lãi suất cho vay, song việc giảm đến đâu còn phụ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, nếu cơ cấu nguồn vốn giá cao thì phải cho vay lãi suất cao.

Ông Nguyễn Thanh Tùng cũng khuyến nghị, các chủ đầu tư cần nâng cao năng lực tài chính, thực hiện đúng cam kết với người mua nhà, tập trung vào phân khúc nhu cầu thực… thì mới tạo niềm tin được với các ngân hàng.

Ngân hàng MB Bank

Tổng giám đốc MB Bank, Ông Phạm Như Ánh chỉ ra, “DN BĐS hãy kỳ vọng cho phù hợp. Vì lãi suất hiện đã thấp nhất từ trước đến nay: Lãi suất cho vay cá nhân đã 7-8%, tổ chức cũng 8-9%. Lãi suất cho vay BĐS trung dài hạn 9-10% là lãi suất rất tốt. Giá vốn trước đã cao, nay các ngân hàng đang cố gắng điều chỉnh.

Về vấn đề thục tục cần phải làm chặt chẽ để tránh rủi ro. Doanh nghiệp nên phối hợp với ngân hàng để tháo gỡ các khó khăn như cung cấp đầy đủ hồ sơ, làm sao nhanh nhất có thể.

Ngân hàng VP Bank

Tổng giám đốc VP Bank, ông Nguyến Đức Vinh, cho rằng, ngân hàng đã giảm lãi suất rất nhiều, điều quan trọng quyết định thị trường BĐS phục hồi nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào chính các doanh nghiệp có chịu hạ giá bán nhà đất hay không.

Việc ôm hàng đợi bán giá cao của doanh nghiệp BĐS không chỉ tạo khó khăn cho thị trường mà cũng ảnh hưởng đến sự luân chuyển dòng tiền trong các ngân hàng.

XEM THÊM

Quy định về vay ngân hàng này trả ngân hàng khác

Lãi suất cho vay giảm, nhà đầu tư ráo riết mua BĐS

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *